Biến chứng đái tháo đường phần lớn xuất phát từ những tổn thương tại hệ
thống mạch máu (mạch máu lớn và mạch máu nhỏ) trên toàn cơ thể.
Tắc nghẽn dòng máu lưu thông tại vi mạch Biến
chứng mạch máu nhỏ (vi mạch) sẽ ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan được
nuôi dưỡng bởi hệ thống vi mạch (mắt, thận, thần kinh…) do màng đáy tế
bào dày lên gây tắc nghẽn dòng máu lưu thông.
Tại mắt, sự tắc
nghẽn này gây thiếu máu võng mạc, phù nề, xuất huyết, bong võng mạc.
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở người bệnh đái
tháo đường (ĐTĐ).
Ở thận sẽ là tổn thương các cuộn vi mạch
cầu thận, tiểu cầu thận làm ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận làm
thoát Protein (tiểu ra đạm), hậu quả cuối cùng là suy thận.
Biến
chứng vi mạch còn ảnh hưởng đến các mạch máu nuôi dưỡng hệ thần kinh
khiến khả năng truyền tín hiệu suy giảm và rối loạn. 50% người bệnh ĐTĐ
týp 2 đã xuất hiện biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm phát hiện
ĐTĐ.
Dấu hiệu của biến chứng thần kinh thường gặp như: tê bì, châm chích, bỏng rát, mất cảm giác nóng, lạnh…
Nhiều người bệnh còn phải đối mặt với những sang chấn tâm lý do suy
giảm tình dục ở cả 2 giới (rối loạn cương ở nam giới, khô âm đạo ở nữ
giới)
Xơ vữa nhanh hơn ở mạch máu lớn
Đối với mạch máu
lớn, ĐTĐ làm cho quá trình xơ vữa mạch diễn ra nhanh hơn. Mảng xơ vữa
gây chít hẹp hoặc bít tắc lòng mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu.
Biến chứng tại mạch máu lớn còn là yếu tố thuận lợi để làm nặng thêm
bệnh lý tăng huyết áp, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu ở người bệnh
ĐTĐ.
Đồng thời là nguyên nhân chính gây tai biến mạch não; nhồi máu cơ tim, viêm tắc động mạch chi dưới…
Viêm
tắc động mạch chi dưới thường phối hợp với tổn thương thần kinh và
nhiễm trùng gây ra bệnh lý bàn chân. Nếu không được chăm sóc tốt, người
bệnh có thể phải cắt cụt chi..
Tăng khả năng chống oxy hóa, hạn chế tổn thương
Mục
tiêu làm giảm biến chứng là kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát tốt
các bệnh cơ hội nếu có (cao huyết áp, rối loạn lipid máu), kết hợp với
việc cải tạo chức năng sinh học của mạch máu để ngăn chặn “sự gỉ sét”
thông qua việc tăng cường khả năng chống oxy hóa của tế bào.
Tại
Châu Âu các bác sĩ khuyến cáo người bệnh ĐTĐ nên sử dụng thêm Alpha
lipoic acid (ALA) để phòng ngừa và cải thiện biến chứng, nhất là biến
chứng thần kinh do ĐTĐ.
ALA được biết đến như chất chống oxy hóa “lý tưởng” đồng thời ALA còn làm giảm đề kháng Insulin.
Ở Việt Nam ALA được phối hợp với một số thảo dược (Nhàu, Hoài Sơn, Câu Kỷ, Mạch Môn) trong sản phẩm Hộ Tạng Đường.
Đây
là sự kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền nhằm thiết lập
lại sự cân bằng đường huyết cũng như tạo ra một mạng lưới chống oxy hóa
toàn diện trong cơ thể giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị và phòng
ngừa sớm biến chứng do ĐTĐ.